Tìm hiểu về cây bạch đàn
Cây Bạch Đàn là một loại cây thân gỗ có rất nhiều ứng dụng trong đời sống. Mỗi bộ phận của cây đều có những công dụng riêng. Lá cây Bạch Đàn dùng để chiết suất làm tinh dầu, phần thân cây được sử dụng trong công nghiệp chế biến gỗ dăm, giấy, ván sẻ… gia cố móng các công trình có tải trọng vừa và nhỏ trong xây dựng rất tốt.
Cây bạch đàn hay còn có tên gọi khác là Khuynh Diệp. Đây là một trong những loại cây được trồng phổ biến tại nước ta. Vì những ưu điểm của loại cây này mang lại là khá lớn. Nên được trồng khá nhiều và phổ biến ở nhiều nơi. Cây này phát triển nhanh, không tốn công chăm sóc, có thể sinh sống được ở những khu vực đất đai khô cằn ít dinh dưỡng. Bạch đàn còn được trồng tập trung thành rừng để cải thiện môi trường sống, chống sói mòn lũ lụt. Rừng bạch đàn còn là lá chắn xanh chắn gió bão cho người dân.
Cây bạch đàn có rất nhiều công dụng trong đời sống như: dùng làm thuốc, công nghiệp sản xuất, làm đồ mộc. Làm thủ công mỹ nghệ, đặc biệt được dùng rất nhiều trong các công trình xây dựng với báo giá cừ bạch đàn rẻ hơn so với giá thành của vật liệu khác có công dụng tương tự
Bạch đàn là loại cây sinh trưởng nhanh, cho thu hoạch sau 10-15 năm trồng. Hiện nay có rất nhiều loại cừ bạch đàn khách nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại bạch đàn lai và bạch đàn cao sản. Đây là hai giống bạch đàn mới đem lại kinh tế cao vì giảm được thời gian trồng khá nhiều so với các giống bạch đàn trước kia ở nước ta.
Theo nghiên cứu hiện có hơn 700 loài Bạch Đàn khác nhau trên thế giới
Ở nước ta hiện có khoảng 10 loài
+ Bạch đàn đỏ: tên khoa học là Eucalyptus camaldulensis, thích hợp vùng đồng bằng.
+ Bạch đàn trắng: tên khoa học là Eu.alba, thích hợp vùng gần biển.
+ Bạch đàn lá nhỏ: tên khoa học là Eu. Tereticornis, thích hợp vùng đồi Thừa thiên – Huế.
+ Bạch đàn liễu: tên khoa học là Eu. Exserta, thích hợp vùng cao miền Bắc VN.
+ Bạch đàn chanh: tên khoa học là Eu. Citriodora, thích hợp vùng thấp, lá có chứa tinh dầu mùi sả.
+ Bạch đàn lá bầu: tên khoa học là Eu. globules, thích hợp vùng cao nguyên.
+ Bạch đàn to: tên khoa học là Eu. grandis, thích hợp vùng đất phù sa.
+ Bạch đàn ướt: tên khoa học là Eu. saligna, thích hợp vùng cao nguyên Ðà Lạt.
+ Bạch đàn Mai đen: tên khoa học là Eu. Maidenii, thích hợp vùng cao như Lâm Đồng.
Cừ bạch đàn trong xây dựng
Trong xây dựng thì ứng dụng của cừ bạch đàn cũng tương tự như cừ tràm. Vì có dụng công dụng và giá cừ bạch đàn rẻ nên thường dùng để gia cố móng cho công trình tại những vị trí có nền đất yếu, độ sụt lún cao.
Nếu xét về độ bền thì cừ bạch đàn có độ bền không tốt bằng cừ tràm. Nhưng sức chịu tải của cừ bạch đàn lại cao hơn cừ tràm khá nhiều. Một phần vì kích thước của cừ bạch đàn thường lớn gấp 2-3 lần kích thước của cừ tràm. Vì vậy mà giá bán cây bạch đàn cũng cao hơn cây cừ tràm
Ví dụ tại các công trình thủy lợi kiên cố hóa kênh rạch hiện nay. Người ta thường sử dụng song song hai loại cừ bạch đàn và cừ tràm kết hợp với phên tre. Đối với bạch đàn chỉ sử dụng cho những vị trí có cống hộp vì cần phải chịu lực lớn. Những phần còn lại thì đều sử dụng gia cố bằng cọc cừ tràm.
Ngoài ra bạch đàn còn được sử dụng làm cây chống bạch đàn với những cây có đường kính nhỏ